Các bước bảo dưỡng máy rửa bát tại nhà chuẩn chuyên gia
Các bước bảo dưỡng máy rửa bát tại nhà chuẩn chuyên gia
Bảo dưỡng máy rửa bát là bước cần và quan trọng để đảm bảo độ bền, an toàn và nâng cao tuổi thọ của máy rửa bát. Vậy các bước bảo dưỡng máy rửa bát tại nhà như thế nào và cần lưu ý những gì. Cùng bài viết tìm hiểu nhé!
Các bước bảo dưỡng máy rửa bát
Việc đầu tiên bạn làm trước khi vệ sinh là ngắt tất cả nguồn điện, không để bất cứ vật dụng gì như bát, đĩa còn sót lại trong máy. Hãy kiểm tra các ngăn chứa bột rửa bát còn hay không, nếu còn nên sử dụng hết cho một lần rửa bát cuối cùng rồi vệ sinh.
Chúng ta sẽ tiến hành vệ sinh lần lượt tất cả các bộ phận từ trong ra ngoài của máy rửa bát. Bước đầu tiên hãy khử sạch mùi cho máy rửa bát, các mùi hôi từ cặn rửa bát.
Khử mùi bên trong máy rửa chén bát
Nếu bạn không sử dụng máy trong một thời gian dài, không nên đóng chặt cửa máy rửa bát hãy để hé cửa để ngăn chặn sự hình thành mùi do không gian kín bên trong máy.
+ Đặt một chén giấm vào trong máy rửa bát, cho máy chạy ở chế độ nóng nhất. Giấm sẽ giúp khử sạch mùi ẩm mốc, sát trùng, loại bỏ các vết vấn dạng lỏng và dầu mở.
+ Hoặc bạn cũng có thể thay thế giấm bằng nước chanh bỏ trong hộc chứa bột rửa bát.
+ Baking soda cũng là cách để loại bỏ vết bẩn hiệu quả, bạn có thể rải đều bột dưới lòng máy rửa bát và cho máy chạy qua một chu kỳ ngắn ở nhiệt độ nóng nhất.
Vệ sinh, bảo dưỡng bộ lọc cho máy rửa bát gia đình
Hệ thống bộ lọc bao gồm: Bộ lọc thô, bộ lọc tinh và bộ vi lọc. Cần kiểm tra bộ lọc thường xuyên sau mỗi chu trình rửa.
Tháo ống lọc hình trụ và đưa ra khỏi hệ thống lọc:
Rửa sạch các chất cặn bã có trong bộ lọc.
Sau đó lắp lại vào hệ thống lọc.
Lưu ý xoay theo chiều mũi tên ngược nhau sau khi đóng hệ thống lọc.
Vệ sinh cánh tay phun của máy rửa bát
Hãy kiểm tra phần cánh tay phun bên trong máy rửa bát. Nếu có dầu mỡ hay cặn bám lại, bạn hãy nạp chất tẩy rửa vào và khởi động máy với mức nhiệt độ rửa cao nhất mà không cần có đồ dùng bên trong. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng được thiết kế cho máy rửa bát.
Các bước vệ sinh cánh tay phun bằng tay
- Tháo gỡ giá ở phía dưới ra để có thể thấy tay phun nước, xoay nhẹ để đánh giá mức độ khựng của tay phun. Dùng tăm nhỏ, hoặc nhíp gắp vụn thức ăn thừa, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ, đầu mềm để đẩy mảnh vụn ra.
- Cặn vôi hay chất ô nhiễm có trong nước rửa có thể gây cản trở vòi phun và vòng bi trên các cánh tay phun nước. Kiểm tra các lỗ phun nước trên cánh tay phun xem có bị tắc không. Rửa sạch cánh tay phun sau đó lắp lại.
Ngoài ra, bạn có thể tháo hoàn toàn cánh tay phun ngâm trong dung dịch ấm có giấm để làm sạch, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng đánh bay các vết bẩn.
Vệ sinh phần thân máy rửa bát
Phần thân máy cũng như các phần bên ngoài máy rửa bát phải được vệ sinh thường xuyên sau mỗi lần sử dụng máy rửa bát. Hãy lưu ý những điều sau:
- Cửa đóng mở phải luôn được giữ gìn sạch sẽ. Hãy lau nó bằng một miếng vải ẩm cùng với một chút nước rửa dụng cụ nhà bếp chuyên dụng.
- Thường xuyên lau chùi phía trước, trên với một miếng vải mỏng và một chút nước rửa dụng cụ nhà bếp chuyên dụng.
- Không được sử dụng hơi nước để vệ sinh làm sạch máy rửa bát.
- Không nên sử dụng miếng xốp hay bọt biển với bề mặt thô ráp hoặc các chất tẩy có tính ăn mòn vì chúng sẽ gây xước bề mặt sản phẩm.
Việc vệ sinh máy rửa bát có tác dụng quan trọng nâng cao tuổi thọ của máy, giảm lượng vi khuẩn bên trong máy có thể gây hại cho chén bát sạch nếu như bạn muốn trưng dụng chiếc máy thành giá chén bát.
Hướng dẫn sử dụng máy rửa bát đúng cách
Sắp xếp đồ rửa trong máy rửa bát đúng cách, hợp lý
Trước khi sắp xếp các đồ cần rửa vào trong máy, bạn hãy loại bỏ hết các thức ăn thừa trước khi rửa. Sau đó, phân loại đồ cần rửa và sắp xếp hợp lý giữa các ngăn. Ở mỗi ngăn cần xếp đồ đúng cách, hợp lý để tạo khoảng trống khi vòi phun hoạt động sẽ đưa được nước đến toàn bộ các bề mặt của sản phẩm đang rửa.
- Các vật dụng như tách, ly, nồi, chảo xếp úp ngược xuống. Nồi sâu phải đặt nghiêng để dễ thoát nước.
- Đảm bảo các vật dụng xếp chặt để khi rửa không bị lật ngược lại.
- Các vật dụng cong hay lõm nên xếp nghiêng để dễ thoát nước.
- Không để vật dụng làm cản phần phun nước xoay khi máy đang hoạt động.
- Không nên cho vật dụng quá nhỏ vào máy vì dễ bị rơi khỏi giá kệ.
Bên cạnh đó bạn cũng lưu ý không nên xếp quá tải đồ vào máy. Nó sẽ làm máy hoạt động kém hiệu quả thậm chí quá tải còn dẫn đến ngừng hoạt động.
Sử dụng các dụng cụ, đồ dùng thích hợp dùng máy rửa bát
Không phải tất cả đồ dùng đều có thể rửa bằng máy rửa bát. Bạn không nên rửa các đồ dùng bằng gỗ, đất nung,
nhựa, bạc, nhôm…vì nó có thể không chịu được nhiệt hoặc bị biến dạng, thay đổi màu sắc, hoa văn. Tốt nhất bạn
nên sử dụng máy rửa bát để rửa các đồ dùng bằng inox, thủy tinh.
Lựa chọn chế độ rửa thích hợp
Sau khi đã xác định được đồ dùng và sắp xếp vào các ngăn rửa hợp lý, bạn nên chọn chế độ rửa phù hợp với từng loại vật dụng và chất liệu: rửa kỹ, rửa bình thường, rửa tiết kiệm,…để đảm bảo máy rửa hiệu quả mà lại không tốn điện năng.
Sử dụng muối làm mềm nước và nước trợ xả
Nên sử dụng muối để làm mềm nước và nước trợ xả cho máy rửa bát cần muối để công việc rửa đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng muối, cũng như nước trợ xả hợp lý theo khuyến cáo để không làm tăng lượng vôi trong máy, cũng như đồ dùng bị ẩm sau khi rửa.
Cảnh báo: Không nên sử dụng muối nếu máy không cần muối. Trong trường hợp máy không cần muối, đèn báo muối sẽ luôn sáng. “